GIỚI THIỆU * Tổng quan địa lý - lịch sử

|

Địa điểm tham quan

Trụ sở báo Dân Chúng

Di tích trụ sở báo Dân Chúng đặt tại 43 Lê Thị Hồng Gấm, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, thời Pháp thuộc (1938) là đường Hamelin. Nơi đây trước kia là căn nhà phố trệt, có bề rộng 8m, chiều dài 23.6m, mái lợp ngói âm dương, tường gạch, nền lót gạch bông, bên trong có các gác gỗ lửng.
 
NN

Di tích trụ sở báo Dân Chúng đặt tại 43 Lê Thị Hồng Gấm, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, thời Pháp thuộc (1938) là đường Hamelin. Nơi đây trước kia là căn nhà phố trệt, có bề rộng 8m, chiều dài 23.6m, mái lợp ngói âm dương, tường gạch, nền lót gạch bông, bên trong có các gác gỗ lửng.
Báo Dân Chúng ra đời vào 1938, lúc đó tình hình chính trị phát triển rất có lợi cho Ðảng Cộng sản Ðông Dương. Mặt trân Bình Dân trong đó có Ðảng Cộng Sản Pháp làm nòng cốt đã thắng thế và lên nắm quyền ở Pháp. Do vậy chính sách của Chính Phủ Pháp đối với thuộc địa có sự thay đổi, nhân cơ hội đó Ðảng Cộng Sản Ðông Dương đã cho ra một số báo để tuyên truyền đường lối của mình. Trước tờ Dân Chúng, Ðảng có thuê mướn một số tờ báo để đăng bài của mình và có ra tờ Le Peuple bằng tiếng Pháp, nhưng chỉ có tính chất địa phương, tờ Le Peuple thì không có điều kiện phổ biến rộng trong các tầng lớp nhân dân. Do đó, Ðồng chí Nguyễn Văn Cừ – Tổng Bí thư trung ương Ðảng Cộng Sản Ðông Dương cùng đồng chí Hà Huy Tập đã cho ra đời báo Dân Chúng. Ban biên tập gồm các đồng chí: Lê Văn Kiệt, Trần Văn Kiết, Bùi Văn Thủ, Nguyễn Văn Kỉnh, Hoàng Văn Thanh, Hoàng Hoa Cương, Nguyễn Văn Trấn. Nhà Số 43 đường Hamelin là trụ sở của báo Dân Chúng đồng thời cũng là trụ sở báo Le Peuple.
Ngày 22/7/1938, báo Dân Chúng ra số báo đầu tiên. Báo được mang về trụ sở để các biên tập viên đọc trước, sau đó được phát không cho quần chúng nhân dân. Ðây là sự kiện hết sức quan trọng đối với đời sống tinh thần của nhân dân Sài Gòn. Mọi người truyền tay nhau đọc báo Dân Chúng. Báo Dân Chúng ra số đầu không có giấy phép của nhà cầm quyền thực dân. Một tháng sau khi tờ báo Dân Chúng ra mắt quần chúng nhân dân Thành phố Sài Gòn, bọn thực dân Pháp hoảng sợ lập tức ký lệnh “luật báo chí” chấp nhận quyền tự do báo chi cho Nam kỳ. Từ số 15 ra ngày 10/9/1938, báo Dân Chúng mới được nhà cầm quyền thừa nhận tính chất hợp pháp của nó. Báo Dân Chúng hoạt động được hơn một năm, vẫn tiếp tục đặt trụ sở tại 43 Hamelin, những bài viết của báo ngày càng đản kích gay gắt hơn vào bọn thực dân đế quốc (sau đó báo chuyển đến nhà in số 51 E đường Colonel Grinaud, nay là đường Phạm Ngũ Lão). Ngày 7/9/1939, nhà cầm quyền Pháp ra lệnh đóng cửa báo Dân Chúng, tịch thu toàn bộ tài sản, đưa mật thám truy lùng bắt bớ những người đã cộng tác với báo và ban biên tập.
Báo Dân Chúng là tờ báo ra được nhiều số, đứng thứ 3 trong lịch sử báo chí trước tháng 8 năm 1945, là tờ báo được vinh dự đăng bài đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết cho báo trong nước trong thời kỳ vận động dân chủ, là tờ báo in có số lượng cao nhất, có nhiều bạn đọc nhất trên đất Ðông Dương trong cả quá trình lịch sử trước Cách Mạng tháng 8 năm 1945.
Sự ra đời của báo Dân Chúng là nét son quan trọng trong trang sử truyền thống báo chí Việt Nam, Trụ sở báo Dân Chúng được Bộ Văn Hóa công nhận di tích lịch sử ngày 16/11/1988 qua quyết định số 1288- VH/QÐ.


     

 
Các Địa điểm tham quan đã đưa
   Chợ Bến Thành (00:00 - 04/06/2007)
   Nhà hát Thành phố (00:00 - 04/06/2007)
   Dinh Thống Nhất (00:00 - 04/06/2007)
   Trụ sở UBND Thành phố (Dinh Xã Tây) (00:00 - 04/06/2007)
   Bảo tàng Mỹ thuật (00:00 - 04/06/2007)
   Bảo tàng Tôn Ðức Thắng (00:00 - 04/06/2007)
   Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh (00:00 - 04/06/2007)
   Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh (00:00 - 04/06/2007)
   Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh (Dinh Gia Long cũ) (00:00 - 04/06/2007)

Xem bài viết theo ngày
RadDatePicker
Open the calendar popup.