GIỚI THIỆU * Tổng quan địa lý - lịch sử  * Địa điểm tham quan

|

What to Do

Bia sự kiện trận đánh Cầu Muối Mậu Thân 1968

“Vào sáng ngày 5 tháng 5 năm 1968 (năm Mậu Thân) một bộ phận thuộc lực lượng võ trang liên quận 2 và 4 (nay thuộc quận 1) đã đột nhập vào khu vực này tiến hành tuyên truyền võ trang được nhân dân nhiệt liệt hoan nghênh và ủng hộ, các đồng chí đã ngoan cường đánh trả nhiều đợt phản kích của địch 

 

Trên địa bàn quận 1, đúng 4 giờ sáng ngày 5 tháng 5 năm 1968 đợt 2 của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân nổ ra đúng kế hoạch. Các khu vực có phong trào đấu tranh tiêu biểu là khu vực đường Đề Thám – Cô Bắc – Cô Giang, nơi đây đồng chí Lê Thị Bạch Cát (tức Sáu Xuân), Bí thư Quận đoàn thanh niên, đồng chí Hà Văn Tiết, công nhân xưởng Ba Son, đã chiến đấu và anh dũng hy sinh, em Quang liên lạc viên, chiến đấu đến phút cuối cùng địch bắt tra tấn đến chết, nêu cao khí tiết của người chiến sĩ cách mạng. 


Tại đầu hẻm 83 Đề Thám, phường Cô Giang, năm 1998 Ủy ban nhân dân quận 1 đã lập bia lưu niệm với nội dung: 

“Vào sáng ngày 5 tháng 5 năm 1968 (năm Mậu Thân) một bộ phận thuộc lực lượng võ trang liên quận 2 và 4 (nay thuộc quận 1) đã đột nhập vào khu vực này tiến hành tuyên truyền võ trang được nhân dân nhiệt liệt hoan nghênh và ủng hộ, các đồng chí đã ngoan cường đánh trả nhiều đợt phản kích của địch 

Nơi đây đồng chí Lê Thị Bạch Cát (tức Sáu Xuân) bí thư quận đoàn thanh niên, đồng chí Tiết công nhân xưởng Ba Son đã chiến đấu và anh dũng hi sinh, em Quang liên lạc viên đến phút cuối cùng địch bắt tra tấn đến chết, nêu cao khí tiết của người chiến sĩ cách mạng. 

Lập bia kỷ niệm lần thứ 30 chiến dịch Mậu Thân (1968 – 1998).”


     

 
Các What to Do đã đưa
   Bia lưu niệm ngày Độc Lập 2 tháng 9 năm 1945 tại Sài Gòn (18:49 - 01/10/2015)
   Bia lưu niệm lễ ra mắt Ủy Ban Hành Chánh Lâm Thời Nam Bộ (18:49 - 01/10/2015)

Xem bài viết theo ngày
RadDatePicker
Open the calendar popup.