GIỚI THIỆU * Tổng quan địa lý - lịch sử  * Địa điểm tham quan

|

What to Do

Trụ sở báo Dân Chúng

Trụ sở báo Dân Chúng đặt tại số 43 đường Hamelin (nay là đường Lê Thị Hồng Gấm). Trụ sở báo Dân chúng là căn nhà phố trệt, có bề rộng 8m, chiều dài 23,6m. Trụ sở báo Dân Chúng được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử quốc gia theo Quyết định số 1288 - VH/QĐ ban hành ngày 16 tháng 11 năm 1988.

 

Trụ sở báo Dân Chúng đặt tại số 43 đường Hamelin (nay là đường Lê Thị Hồng Gấm). Trụ sở báo Dân chúng là căn nhà phố trệt, có bề rộng 8m, chiều dài 23,6m.

Ngày 22 tháng 7 năm 1938, báo Dân Chúng ra số báo đầu tiên. Báo được mang về trụ sở để các biên tập viên đọc trước, sau đó được phát không cho quần chúng nhân dân.

Báo Dân Chúng hoạt động được hơn một năm, vẫn tiếp tục đặt trụ sở tại 43 Hamelin, những bài viết của báo ngày càng đả kích gay gắt hơn vào bọn thực dân đế quốc (sau đó báo chuyển đến nhà in số 51 E đường Colonel Grimaud, nay là đường Phạm Ngũ Lão).

Ngày 7 tháng 9 năm 1939, nhà cầm quyền Pháp đã ra lệnh đóng cửa báo Dân Chúng, tịch thu toàn bộ tài sản, đưa mật thám truy lùng bắt bớ những người đã cộng tác với báo và Ban Biên tập. Báo Dân Chúng đã ra 81 số, qua bốn lần thay đổi quản lý vì bị khủng bố: Đồng chí Dương Trí Phú (từ số 1 đến số 43), Trần Văn Kiết (từ số 45 đến số 52), Huỳnh Văn Thanh (từ số 53 đến số 69), Hoàng Hoa Cương (từ số 70 đến số 81). Nhà in báo cũng chuyển nhiều nơi: nhà in Sati, nhà in Bảo Tồn, nhà in Xưa Nay.

Trụ sở báo Dân Chúng được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử quốc gia theo Quyết định số 1288 - VH/QĐ ban hành ngày 16 tháng 11 năm 1988.


     

 
Các What to Do đã đưa
   Bia sự kiện trận đánh Cầu Muối Mậu Thân 1968 (18:52 - 01/10/2015)
   Bia lưu niệm ngày Độc Lập 2 tháng 9 năm 1945 tại Sài Gòn (18:49 - 01/10/2015)
   Bia lưu niệm lễ ra mắt Ủy Ban Hành Chánh Lâm Thời Nam Bộ (18:49 - 01/10/2015)

Xem bài viết theo ngày
RadDatePicker
Open the calendar popup.