GIỚI THIỆU * Tổng quan địa lý - lịch sử * Tổng quan

|

Địa điểm tham quan

Bảo tàng Tôn Ðức Thắng

Ðịa chỉ: số 2 Ðường Tôn Ðức Thắng, Quận 1
 
NN

       Ðịa điểm di tích ngày nay là một xưởng sửa chữa và đóng tàu lớn, địa chỉ tại số 2 đường Tôn Ðức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh mang tên Liên hiệp xí nghiệp Ba Son
      Thủy xưởng Ba Son là một xưởng lớn nhất Sài Gòn, là một trong những nơi tập trung số lượng công nhân đông nhất ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ. Nhằm đào tạo cơ điện người bản xứ cung cấp cho các hãng, xưởng của người Pháp ở tại Sài Gòn, ngày 20/2/1906 chính phủ Pháp ký quyết định thành lập trường cơ khí Á châu tại Sài Gòn (Eùcole des mécaniciens Asatiques de SaiGon – túc trương Kỹ thuật Cao Thắng ngày nay). Xưởng sửa chữa tàu biển Ba Son là xưởng được sử dụng học sinh của trường thực  hành tại xưởng và tuyển trực tiếp học sinh học xong tại trường. Trường cơ khí Á châu Sài Gòn và xưởng cơ khí của Thủy xưởng Ba Son thời kỳ đó đã gắn liền với những hoạt động cách mạng đầu tiên của nhà cách mạng Tôn Ðức Thắng. Học xong bậc tiểu học ở quê nhà: làng An Hòa, xã Mỹ Hoà Hưng, tổng Ðịnh Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Mỹ Hòa Hưng, thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang), người thanh niên Tôn Ðức Thắng quyết định lên Sài Gòn tìm việc làm và định hướng cuộc đời mình vào tầng lớp thợ thuyền. Bác Tôn đã thi vào trường cơ khí Á Châu khóa học 1915-1917. Học chưa xong khóa học, Bác Tôn và một số học sinh trường Cơ khí Á châu bị bắt lính đưa sang Pháp. Ðến Pháp Bác làm việc ở quân cảng Toulon, rồi làm thợ máy trên chiến hạm France. Năm 1919 Bác Tôn tham gia cuộc phản chiến của các thủy thủ trong hạm đội phản đối chính phủ Pháp giúp quân Bạch vệ chống lại chính quyền Xô Viết.
      Tháng 8/1920 bác từ Pháp trở về Sài Gòn làm công nhân cho hãng KROFF và CIE. Chịu ảnh hưởng của cuộc Cách mạng tháng 10 Nga và học được nhiều kinh nghiệm đấu tranh của công nhân Pháp, Bác Tôn đã vận động thành lập Công hội Ðỏ đầu tiên tại thành phố. Công hội bí mật phát triển trong công nhân xưởng Ba Son, hãng Faci, nhà đèn Chợ Quán… Từ năm 1920 đến 1925 số hội viên đã lên đến 300 người do Bác Tôn làm Hội trưởng. Ðây là tổ chức Công hội đầu tiên của Việt Nam có mục đích tương trợ và đấu tranh bênh vực quyền lợi của công nhân, chống đế quốc tư bản. Dưới sự lãnh đạo của Công hội đỏ, phong trào đấu tranh của công nhân thành phố trong thời kỳ này bùng nỗ mạnh mẽ. Tiêu biểu là cuộc bãi công đòi tăng lương, đòi nghỉ nửa ngày vào ngày lãnh lương của công nhân Thủy xưởng Ba Son nổ ra ngày 4/8/1925 kéo dài đến ngày 12/8/1925. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son dưới sự lãnh đạo của tổ chức Công hội đỏ đã mở đầu cho giai đoạn đấu tranh mới của giai cấp công nhân Việt Nam, giai đoạn đấu tranh có tổ chức, có lãnh đạo và được sự ủng hộ của toàn thể công nhân và nhân dân lao động. Phong trào đấu tranh đã đi từ tự phát sang trình độ tự giác là cơ sở tốt để tiếp nhận chủ nghĩa Mác- Lênin. 
      Ngày 19/11/1975 trên cương vị Chủ tịch nước, Bác Tôn đã về thăm lại xưởng Ba Son và ghi lại trong sổ lưu niệm của nhà máy: “Sau nửa thế kỷ xa cách, hôm nay có dịp về thăm xưởng Ba Son, nơi trước đây làm thợ và hoạt động cách mạng, tôi rất sung sướng và cảm thấy như mình trẻ lại…”
      Ðây là một di tích lịch sử mang nhiều ý nghĩa, là dấu tích cổ còn lại của một công trường thủ công lớn, một ngành công nghiệp quan trọng ra đời sớm nhất của Sài Gòn xưa, là cái nôi của phong trào đấu tranh của các tầng lớp công nhân Sài Gòn, do đó ngày 12/8/1993 Bộ văn hóa thông tin đã ra qu

     

Xem bài viết theo ngày
RadDatePicker
Open the calendar popup.