THỦ TỤC HÀNH CHÍNH * Y tế

|

Y tế

Thủ tục cấp lại Giấy phép hoạt động đối với trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ khi thay đổi địa điểm

 

a.  Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động (theo mẫu)
+ Bản sao có chứng thực quyết định thành lập trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.
+ Họp đồng cho thuê địa điểm hoặc giấy cam kết đồng ý cho mượn của chủ địa điểm hoặc người quản lý nơi đặt trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.
+ Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận chuyên môn của nhân sự làm việc tại trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.
+ Quy chế hoạt động của trạm, điểm sơ cấp cứu.
+ Báo cáo nguồn tài chính để đảm bảo kinh phí hoạt động của trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.

* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

b.  Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

c.   Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

d.  Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Y tế thuộc UBND cấp huyện;
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh.

e.   Kết quả thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động sơ cấp cứu chữ thập đỏ hoặc văn bản từ chối.

f.    Phí, Lệ phí: Không.

g.   Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động

h.  Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ

+ Chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất phải có Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (còn hiệu lực) do cơ quan có thẩm quyền cấp.

+ Chủ cơ sở có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho chủ cơ sở và những người tham gia trực tiếp sản xuất của cơ sở định kỳ ít nhất 01 (một) lần/ năm tại cơ sở y tế cấp quận/huyện trở lên. Hồ sơ khám sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất của cơ sở phải được lưu trữ đầy đủ tại cơ sở sản xuất. Chủ cơ sở và người sản xuất trực tiếp tại cơ sở phải có Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất thực phẩm do cơ sở y tế cấp quận/huyện trở lên cấp.

- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với khu vực sản xuất thực phẩm

+ Khu vực sản xuất thực phẩm phải được bố trí tại địa Điểm không bị ngập nước, đọng nước, ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại, không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại và có Khoảng cách an toàn với các nguồn gây ô nhiễm khác.

+ Các công đoạn sản xuất sản phẩm thực phẩm phải được bố trí theo nguyên tắc và quy trình chế biến một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng.

+ Nền nhà khu vực sản xuất phải bằng phẳng, thoát nước tốt, không gây trơn trượt, không đọng nước và dễ làm vệ sinh; trần nhà không bị dột, thấm nước, rêu mốc và đọng nước.

- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và nước sử dụng để sản xuất, chế biến thực phẩm

+ Nguyên liệu sử dụng để sản xuất, chế biến thực phẩm phải bảo đảm:

* Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán bảo đảm truy xuất được nguồn gốc;

* Được bảo quản phù hợp với Điều kiện, tiêu chuẩn và hướng dẫn bảo quản của nhà cung cấp;

* Không được để chung với hàng hóa, hóa chất và những vật dụng khác có khả năng lây nhiễm chéo hoặc không bảo đảm an toàn thực phẩm.

+ Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm sử dụng cho thực phẩm phải thuộc danh Mục được phép sử dụng theo quy định của Bộ Y tế;

+ Cơ sở phải có đủ nước sạch để sản xuất, chế biến thực phẩm phù hợp với QCVN 01:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống.

- Điều kiện đối với chất thải rắn, nước thải trong khu vực sản xuất thực phẩm

+ Cơ sở phải có đủ dụng cụ thu gom chất thải rắn. Dụng cụ thu gom chất thải rắn phải được làm bằng vật liệu phù hợp và được vệ sinh thường xuyên.

+ Chất thải rắn phải được thu gom, phân loại và chứa đựng trong thùng có nắp đậy kín hoặc khu vực tập kết chất thải theo quy định về bảo vệ môi trường của địa phương.

+ Nước thải của cơ sở phải bảo đảm tuân thủ QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt và được thu gom vào hệ thống nước thải chung theo quy định về bảo vệ môi trường của địa phương.

- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản, lưu giữ thực phẩm; Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản, lưu giữ thực phẩm

+ Duy trì Điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thông gió và các yếu tố bảo đảm an toàn thực phẩm khác theo quy định và yêu cầu về bảo quản thực phẩm của nhà sản xuất.

+ Có biện pháp, dụng cụ chống côn trùng và động vật gây hại.

+ Sản phẩm thực phẩm không được để chung với hàng hóa, hóa chất và những vật dụng khác có khả năng lây nhiễm chéo hoặc không bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm

+ Chủ cơ sở phải niêm yết tại cơ sở: Quy định đối với phương tiện, phương thức, Điều kiện bảo quản và quản lý an toàn thực phẩm của sản phẩm trong quá trình vận chuyển thực phẩm trong khu vực sản xuất;

+ Không vận chuyển thực phẩm cùng các loại vật tư, nguyên liệu, hóa chất có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm của sản phẩm.

i.     Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật hoạt động chữ thập đỏ ngày 03 tháng 6 năm 2008, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2009;

- Nghị định số 03/2011/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hoạt động chữ thập đỏ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 02 năm 2011;

- Thông tư số 17/2014/TT-BYT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc cấp giấy phép hoạt động đối với trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ và việc huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2014.

-   Quyết định 59/QĐ/SYT ngày 11 tháng 01 năm 2017 của Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh về việc ủy quyền cho Trưởng phòng Y tế Quận, huyện thẩm định hồ sơ cấp Giấy phép hoạt động đối với trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.

j.    Quy trình các bước xử lý công việc:

TT

Trách

nhiệm

Trình tự các bước công việc

Thời gian

(30 ngày)

Hồ sơ

1.

Bộ phận tiếp nhận và hoàn trả kết quả

Tiếp nhận hồ sơ, xem xét sự hợp lệ, ghi giấy biên nhận hoặc phiếu hẹn hoặc sổ giao nhận

½ ngày

Bộ hồ sơ đầu vào/biên nhận

2.

Chuyên viên Phòng Y tế

Kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ:

- Phù hợp, thì tiến hành chuyển hồ sơ cho Đoàn thẩm định;

- Chưa phù hợp, thì dự thảo công văn trả lời.

5 ngày

Bộ hồ sơ đầu vào / đề xuất

3.

Đoàn thẩm định

Thẩm định thực địa

10 ngày

Biên bản thẩm định

4.

Chuyên viên Phòng Y tế

Dự thảo báo cáo đề xuất cấp Giấy phép, văn bản yêu cầu hoàn thiện hoặc trả hồ sơ.

01 ngày

Bộ hồ sơ đầu vào/ đề xuất/ văn bản phản hồi

5.

Trưởng Phòng Y tế

- Kiểm tra hồ sơ, ký đề xuất cấp giấy phép, công văn yêu cầu hoàn thiện hoặc trả hồ sơ (trường hợp hồ sơ không đạt)

01 ngày

Bộ hồ sơ đầu vào/ đề xuất /văn bản phản hồi

6.

Chuyên viên Phòng Y tế

Chuyển Sở Y tế

01 ngày

Bộ hồ sơ đầu vào/ đề xuất/giấy phép/văn bản phản hồi

7.

Sở Y tế

Ký giấy phép, công văn yêu cầu hoàn thiện hoặc trả hồ sơ (trường hợp hồ sơ không đạt).

09 ngày

Bộ hồ sơ đầu vào/ đề xuất/ giấy phép /văn bản phản hồi

8.

Văn thư Sở

Đóng dấu, cho số vào sổ, gửi Phòng Y tế

01 ngày

Giấy phép/văn bản phản hồi

9.

Chuyên viên Phòng Y tế

Vào sổ, nhân bản tách hồ sơ. Chuyển hồ sơ cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

01 ngày

Giấy phép/văn bản phản hồi

10.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

Trả hồ sơ cho người dân

½ ngày

Giấy phép/văn bản phản hồi


     

 
Các Y tế đã đưa
   Quyết định công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ban Quản lý An toàn thực phẩm (11:30 - 15/12/2020)
   Quyết định ủy quyền cho Trưởng phòng Y tế quận, huyện thẩm định hồ sơ cấp giấy phép hoạt động đối với trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ (11:30 - 15/12/2020)

Xem bài viết theo ngày
RadDatePicker
Open the calendar popup.