TIN TỨC & SỰ KIỆN * Cải cách hành chính

|

Cải cách hành chính

Cơ chế “một cửa, một dấu” – Con đường gian nan

Cùng với tiến trình đổi mới, Đảng và Nhà nước đề ra chủ trương cải cách hành chính (CCHC) nhằm nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động về mọi phương diện của các cơ quan công quyền theo đúng tinh thần chính quyền của dân,do dân, vì dân. Mặt khác còn là để khắc phục dần, tiến tới xoá bỏ tệ nạn gây phiền hà, nhũng nhiễu. Một trong những tiêu điểm quan trọng của CCHC, đó là việc thực hiện cơ chế một "cửa" một dấu. Tuy nhiên, cơ chế một "cửa" một dấu sau 11 năm thực hiện CCHC vẫn còn là điều gian nan.
 

Bằng chứng của việc này không phải ai khác, mà chính là ý kiến của ông Đinh Duy Hoà, Vụ trưởng Vụ CCHC (Bộ Nội vụ). Ông Hoà nói, một cửa hiện chưa đúng thực chất của yêu cầu CCHC, nghĩa là nó còn rất hình thức. Và nó không chỉ có ở các cấp chính quyền địa phương mà nó tồn tại ngay cả ở nhiều Sở Nội vụ, là nơi có trách nhiệm chính trong việc thực hiện cơ chế một cửa một dấu. Thống kê của chính Bộ Nội vụ cho biết, đến hết tháng 6-2004 vẫn còn tới 18/64 tỉnh, thành chưa động đến chuyện một cửa. Hiện có một số Sở Nội vụ không bố trí phòng làm việc riêng cho bộ phận tiếp nhận, trả lời kết quả của công dân. Vì vậy công dân hay tổ chức khi có công chuyện phải tìm đến cơ quan của chính quyền đều phải trực tiếp tìm đến các phòng ban chức năng. Cũng có không ít cơ quan, đơn vị thực hiện cải cách, nhưng lại làm theo cách sớm nắng chiều mưa, nghĩa là mỗi tuần lễ chỉ bố trí có 2-3 ngày tiếp dân tại nơi định sẵn, thời gian còn lại thì để dân tìm đến cửa quan bằng mọi ngõ nghách. Với đa số người dân và tổ chức vẫn còn nhiều lời phàn nàn về tính hiệu quả của cơ chế một cửa một dấu.

Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP. Hà Nội nói rằng, cái khó nhất của CCHC ở cấp xã, phường là danh mục thủ tục hành chính chưa thống nhất. Có nơi thống kê và niêm yết công khai 9 thủ tục, có nơi 20, thậm chí có phường nêu đến 40 thủ tục. Hà Nội mà còn như vậy, chắc rằng ở những địa phương khác có thể còn rườm rà hơn về chuyện giấy tờ.

Những năm trước đây, Chính phủ cho làm thí điểm tại TP.HCM về khoán quỹ lương và biên chế hành chính, cốt để thúc đẩy CCHC. Sau đó đã tổng kết và cho nhân thành đại trà. Nhưng xem ra việc triển khai còn quá chậm. Bộ Nội vụ cho biết, đến nay mới chỉ có 28% các đơn vị hành chính của 64 tỉnh, thành thực hiện cơ chế khoán chi, khoán người. Thực trạng của việc thực hiện cơ chế một cửa một dấu cũng như khoán quỹ lương và biên chế trên toàn quốc là như vậy, nhưng công việc còn lại của CCHC thì còn nhiều, còn cao như núi, nhưng không thể chần chừ được nữa, nhất là việc thực hiện một cửa một dấu. Chính vì vậy mà mới đây Bộ Nội vụ đã quyết định, trong 5 tháng còn lại của năm nay, các Sở Nội vụ, các cấp chính quyền phải làm rất nhiều việc, để ngày 1-1-2005 đồng loạt trong cả nước cùng thực hiện cơ chế một cửa một dấu .Thực hiện tốt nhiệm vụ này chính là đưa Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đi vào cuộc sống, bởi chính Nghị quyết nhấn mạnh Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, bảo đảm cho dân tiếp xúc dễ dàng các cơ quan công quyền, có điều kiện kiểm tra cán bộ, công chức, nhất là những người trực tiếp làm việc với dân.

Một điều tra xã hội không chính thức, nhưng đáng tin cậy cho thấy, trong khoảng vài ba năm trở lại đây, lớp trẻ có xu hướng thích vào làm việc trong các cơ quan hành chính. Đơn giản vì đó là những nơi sớm vác ô đi, chiều vác ô về cốt để tìm sự an nhàn. Minh chứng cho điều này là bản kê của Tổng cục Thống kê, tổng số lao động bình quân trong khu vực nhà nước 6 tháng đầu năm 2004 có khoảng trên 4 triệu người. So với số lao động bình quân tính đến 31-12-2003 đã có thêm khoảng trên 164 ngàn người. Vị chi tăng thêm 4,1% so với 6 tháng trước đó. Như lời của một chuyên gia về CCHC, đó là con số tăng cao, tăng nhiều trong vòng 4 năm trở lại đây , kể từ năm 2000. Quy luật của sự phát triển chỉ ra, trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng GDP còn đạt thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch, trong khi cả nước đang làm bằng mọi cách để đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, đẩy nhanh tốc độ CCHC... thì việc tăng vọt số lao động trong khu vực nhà nước tron


     

Xem bài viết theo ngày
RadDatePicker
Open the calendar popup.