NN
|
Cảng Le Havre (Pháp) - nơi Nguyễn Tất Thành đến sau khi rời Sài Gòn ngày 5/6/1911 |
Khoảng cách giữa Lơ Ha-vơ-rơ và Pa-ri – nơi cụ Phan đang sống – chỉ có hơn 100 cây số, đi lại dễ dàng… Chắc chắn trong dịp này Người đã tranh thủ đến Pa-ri gặp cụ Phan, làm quen với những người quanh Cụ, và đặc biệt để bàn bạc với Cụ về hướng sống và học tập. Và có thể không phải chỉ đến một lần…
Có ba bức thư với thủ bút của Tất Thành mà cụ Phan còn giữ được đem về nước năm 1925 và gia đình đã gửi ra Việt Bắc tặng Trung ương trong kháng chiến chống thực dân Pháp, nay lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh… Có lẽ do yêu cầu bảo mật, các thư đều không được ghi ngày tháng nhưng có thể phán đoán bức thư sau đây đã được viết vào dịp trên. Nguyên văn như sau:
Hy Mã nghi bá đại nhơn,
Cách đây không tiếp được tôn tín, không hay Bác hành chỉ thế nào và sự thể bên ta thế nào? Và cháu muốn biết như cháu có thể bên ta thế nào? Và cháu muốn biết như cháu có thể gặp Bác trước lúc Bác đi hay không, vì cháu rất cần một ít lời tôn hội, xin Bác trả lời liền cho cháu vì chừng trong tuần lễ cháu sẽ xuống tàu “đi chưa biết đâu”. Kính chúc Bác, M. Trường và em Dật và các đồng bào yên hảo”.
C.Đ* Tất Thành
10. orchard Place
Southampton England
Theo lời thư trên đây thì: Tất Thành biết rõ tình hình cụ Phan đang bị Bộ Thuộc địa ép phải đi khỏi Pa-ri nên yêu cầu Cụ trả lời ngay để đến gặp chỉ trong vòng một tuần lễ… Do đó có thể đoán là mặc dù ghi địa chỉ ở Anh nhưng lúc đó Tất Thành không phải ở Anh mà thực ra đang ở không xa Pa-ri, có thể ở nhà chủ tàu tại Sanh A-đơ-ret-xơ (Saint-Adresse), ngoại ô Lơ Ha-vơ-rơ chỉ cách Pa-ri hơn một trăm cây số. Lời thăm hỏi rất thân tình về mọi người ở quanh Phan Chu Trinh lúc đó, kể cả luật sư Phan Văn Trường nói lên họ đã gặp gỡ nhau rồi.
|
Phan Châu Trinh - biệt hiệu Hy Mã (1872-1926) |
Sau thư trên có thể đã có cuộc gặp gỡ giữa cụ Phan Châu Trinh và Tất Thành tại Pa-ri trước chuyến đi xa bằng tàu biển.
Theo phán đoán thì thời đó nơi dừng chân của Bác Hồ sau các chuyến đi là cảng Lơ Ha-vơ-rơ. Vì mấy nguyên nhân: đó là nơi dừng lâu nhất của tàu La-tút-sơ Tơ-rê-vin, có nhà của chủ tàu và nhiều bạn bè quen biết trên tàu có thể làm nơi tá túc; nơi đó có thể lánh sang đất Anh thuộc chính quyền Hoàng gia vốn lúc này không mấy thân thiện với Pháp (như thể hiện trong năm 1915, Chính phủ Anh không đáp ứng yêu cầu của Pháp soát xét nơi ở của Tất Thành để tìm các thư phúc đáp của Phan Châu Trinh, hoặc cả sau này, khi Chính phủ Hoàng gia ký lệnh thả Nguyễn Ái Quốc tại Hồng Kông năm 1931…).
Cần khám phá châu Mỹ và nước Mỹ đang thời kỳ phát triển mạnh mẽ, Tất Thành đã lên làm việc ở một chiếc tàu đi Nam Mỹ và Bắc Mỹ. Anh đã dừng lại ở Niu-Yoóc, lên bờ để làm thêm kiếm sống, viết thư về nước nhờ tìm tin, địa chỉ của cha, và đã gặp đại diện phong trào yêu nước Tri