NN Sinh thời, Mác biết thành thạo mười ngoại ngữ, “đã đọc hầu hết các sách quan trọng của thời đại mình”, đọc được tài liệu bằng tất cả các thứ tiếng châu Âu, còn tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Anh đều viết rất giỏi.
Ăng-ghen biết đến 21 thứ tiếng trong đó có cả những tiếng cổ như tiếng Pháp cổ, tiếng Tây Ban Nha cổ.
|
Các Mác và F.Ăng-ghen - Hai tác giả của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản. |
Mác và Ăng-ghen khi trên 50 tuổi, do yêu cầu phải nghiên cứu những vấn đề về nước Nga mà hai ông đã học thêm tiếng Nga. Chỉ trong thời gian ngắn, hai ông đã đọc được nhiều tài liệu và tác phẩm văn học từ nguyên gốc Nga.
Còn Lênin thì biết thành thạo, đọc và dịch được tiếng Đức, tiếng Anh, tiếng Pháp, đọc được tiếng Ba Lan và tiếng Ý.
Các ông đều là những tấm gương lớn về trau dồi ngoại ngữ, công cụ giao tiếp quan trọng nhất của nhân loại.
Bác Hồ của chúng ta cũng là một tấm gương học tập tiếng nước ngoài thành công trong điều kiện vô cùng gian khổ và thiếu thốn.
Hoàn cảnh có khác nhau nhưng các ông đều có chung một mục đích đấu tranh cách mạng giải phóng loài người khỏi áp bức, bóc lột; vì một xã hội văn minh, vì tình hữu nghị lâu dài giữa các dân tộc. Các ông đều giống nhau ở ý chí tự học không bao giờ ngừng.
Dước đây là những câu chuyện về tấm gương Bác Hồ học tập và sử dụng tiếng nước ngoài.
Bác Hồ với tiếng Hán cổ và hiện đại
Tháng 8/1942, Bác có việc sang Trung Quốc, thì bị bọn Quốc dân đảng bắt. Sau khi bị chúng trói, giải đi suốt mười tám nhà tù, từ trại giam này đến trại giam khác, chúng đưa Bác về giam ở Liễu Châu. Đấy không phải là một trại giam chính cống, mà chỉ là một “cấm bế thất”, một phòng giam nhỏ hẹp ngay bên cạnh đội cảnh vệ của tướng Trương Phát Khuê. Chỉ một mình Bác bị nhốt ở đó. Lâu lâu mới có một vài sĩ quan Quốc dân đảng bị phạt vào đó năm bảy ngày. Bác lợi dụng những dịp đó để học tiếng “quan”. Trong thời gian 14 tháng bị giam cầm ở Quảng Tây, Bác đã viết “Nhật ký trong tù”. Cuốn sổ nhật ký đó to bằng bàn tay, dày 47 trang. Trên trang đầu ghi bốn chữ Hán “ngục trung nhật ký”, kèm theo bốn câu thơ và hình vẽ người tù hai cổ tay bị xích. Nhật ký gồm hơn một trăm bài thơ chữ Hán bất hủ. Với Bác, đó chỉ là một việc làm bằng “tay trái”, là một sản phẩm bất đắc dĩ vì “trong ngục tối biết làm chi đây”, nhưng lại là một tác phẩm nổi tiếng trên thế giới. Năm 1960, Nhật ký trong tù chính thức ra mắt bạn đọc trong và ngoài nước. Mấy chục năm qua, tập thơ được in lại nhiều lần ở trong nước, trên thế giới, nó được dịch ra nhiều thứ tiếng như tiếng Anh, Pháp, Nga, Đức… Ở Mỹ, ngày 11/8/1971, một nhà xuất bản chuyên ấn hành loại sách phổ cập đã đặt in 50 vạn cuốn Nhật ký trong tù. Một tập thơ được xuất bản với số lượng lớn như vậy là điều chưa từng thấy ở Mỹ. Nhiều chiến sĩ đấu tranh chống chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, bị giam trong các nhà tù của Mỹ, cũng đã thuộc lòng một số bài thơ của Bác. Chẳng phải bây giờ người ta mới thuộc mà trước khi chúng ta xuất bản rộng rãi tập thơ đó, một số đồng chí Trung Quốc đã nhớ nhiều bà