GIỚI THIỆU * Tổng quan địa lý - lịch sử

|

Địa điểm tham quan

Chùa bà Thiên Hậu

Di tích Miếu Thiên Hậu ở gần khu trung tâm thành phố: số 122 Bến Chương Dương, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong Miếu Thiên Hậu trước kia có Quảng Triệu Hội Quán, nay Hội quán không còn sinh hoạt. Vị thần chính được thờ ở đây là bà Thiên Hậu, nên tên chính thức được ban quản lý di tích đặt cho cơ sở tín ngưỡng này là “miếu Thiên Hậu”...
 
NN

      Di tích Miếu Thiên Hậu ở gần khu trung tâm thành phố: số 122 Bến Chương Dương, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong Miếu Thiên Hậu trước kia có Quảng Triệu Hội Quán, nay Hội quán không còn sinh hoạt. Vị thần chính được thờ ở đây là bà Thiên Hậu, nên tên chính thức được ban quản lý di tích đặt cho cơ sở tín ngưỡng này là “miếu Thiên Hậu”. Ðối diện với miếu Thiên Hậu là chợ cầu Ông Lãnh nên có người gọi miếu là “Chùa Bà Cầu Ông Lãnh” (để phân biệt với miếu Bà ở Chợ Lớn và miếu Bà ở Quận 3).
      Miếu Thiên Hậu được xây dựng Ðinh Hợi – Quang Tự thứ 13- nhà Thanh (1997). Năm 1920 miếu bị cháy, năm 1922 miếu được tái lập. Ban trị sự bang Quảng Ðông – Sài Gòn đứng ra tổ chức tái lập miếu. Một số vật liệu xây dựng được chở từ Trung Quốc qua.
     Năm 1972, miếu được trùng tu và xây dựng thêm. Một phần của hai bên trục phụ của miếu được đúc thêm tầng lầu, mái lợp tôn. Việc xây dựng thêm đã ảnh hưởng đến kiểu kiến trúc khung gỗ, mái ngói thuần phát của Trung Quốc. Từ năm 1972 đến nay (1998) hàng năm ban quản trị miếu thường cho sơn phết lại tường, cửa, gia cố lại một số tượng bằng giấy bồi…
     Mặt bằng tổng thể của miếu được chia thành 3 trục: trục chính ở giữa và hai trục phụ hai bên. Ba trục kết hợp với nhau tạo thành một mặt bằng hình chữ nhật. Người ta còn gọi kiểm mặt bằng này là hình chữ “Khẩu” hoặc chữ “Quốc”. Tổng diện tích toàn bọ khuôn viên của miếu Thiên Hậu là  54,68m x 22.04m = 1200,7m².
Ngoài lễ vía Bà là ngày lễ lớn nhất, trong năm còn những ngày lễ khác cũng được cúng lớn như: Tết Nguyên Ðán, tết Nguyên tiêu, tết Trung thu, ngày vía của các vị thần khác thờ trong miếu như: vía bà Kim Huê – 17 tháng Tư âm lịch, vía bà Long Mẫu- 8 tháng năm âm lịch, vía Quan Công – 24 tháng sáu âm lịch, vía Ngọc Hoàng – 9 tháng giêng âm lịch. Trong một tháng thì ngày Sóc (mùng một), ngày Vọng (ngày rằm) khách đến cúng rất đông. Những dịp như đầy tháng con, họ cũng đem lễ vật đến cúng thần.
       Hoạt động tích cực của miếu là công tác từ thiện và tài trợ cho giáo dục. miếu đã chi một phần thu nhập từ lễ vật cho việc cứu trợ thiên tai, giúp cho công tác xoá đói giảm nghèo. Thường xuyên tài trợ cho trường học tiếng Hoa ở ngày trong khuôn viên miếu (bên phần trục phụ), đó là “Trung tâm Hoa văn Nhật Tân- Quận 1”.
       Do có những giá trị đặc sắc về kiến trúc, điêu khắc và lịch sử, miếu Thiên Hậu được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật theo quyết định số 722- QÐ/BVHTT ký ngày 25/4/1998.


     

 
Các Địa điểm tham quan đã đưa
   Chợ Bến Thành (00:00 - 04/06/2007)
   Nhà hát Thành phố (00:00 - 04/06/2007)
   Dinh Thống Nhất (00:00 - 04/06/2007)
   Trụ sở UBND Thành phố (Dinh Xã Tây) (00:00 - 04/06/2007)
   Bảo tàng Mỹ thuật (00:00 - 04/06/2007)
   Bảo tàng Tôn Ðức Thắng (00:00 - 04/06/2007)
   Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh (00:00 - 04/06/2007)
   Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh (00:00 - 04/06/2007)
   Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh (Dinh Gia Long cũ) (00:00 - 04/06/2007)

Xem bài viết theo ngày
RadDatePicker
Open the calendar popup.