THỦ TỤC HÀNH CHÍNH * Khiếu nại - Tố cáo

|

Khiếu nại - Tố cáo

Thủ tục tiếp dân

 

1.1. Trình tự thực hiện :

Bước 1.Người dân đến tại Ban tiếp công dân của Ủy ban nhân dân quận và xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền (nếu có). Thời gian làm việc buổi sáng từ 7h30 - 11h30; buổi chiều từ 13h00 - 17h00 (từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần).

Bước 2. Công chức tiếp công dân của Ban Tiếp công dân kiểm tra giấy tờ tùy thân, giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền (nếu có).

Bước 3. Nghe, ghi chép nội dung:

- Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị có đơn trình bày nội dung rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì người tiếp công dân cần xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của người khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị để xử lý cho phù hợp. Nếu nội dung đơn không rõ ràng, chưa đầy đủ thì người tiếp công dân đề nghị người dân viết lại đơn hoặc viết bổ sung vào đơn những nội dung chưa rõ, còn thiếu.

- Trường hợp không có đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị thì người tiếp công dân hướng dẫn người dân viết đơn theo các nội dung quy định. Nếu người dân trình bày trực tiếp thì người tiếp công dân ghi chép đầy đủ, trung thực, chính xác nội dung khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị do người dân trình bày; nội dung nào chưa rõ thì đề nghị người dân trình bày thêm, sau đó đọc lại cho người dân nghe và đề nghị người dân ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.

- Trường hợp nhiều người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung hoặc đơn có chữ ký của nhiều người thì người tiếp công dân hướng dẫn người dân cử đại diện để trình bày nội dung hoặc viết lại đơn. Nếu người dân trình bày trực tiếp thì người tiếp công dân ghi lại nội dung khiếu nại, phản ánh, kiến nghị, phản ánh bằng văn bản.

- Trường hợp đơn kiến nghị, phản ánh có nội dung tố cáo hoặc khiếu nại (hoặc ngược lại) thì người tiếp công dân hướng dẫn công dân viết thành đơn riêng để cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định.

Ghi chú:

- Trong quá trình nghe và ghi chép nội dung cần xác định thẩm quyền giải quyết đơn, nếu vụ việc không đúng thẩm quyền của Thủ trưởng cấp mình hoặc không đủ điều kiện giải quyết, cán bộ tiếp công dân có quyền từ chối nhận đơn và hướng dẫn bằng văn bản (nếu người khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị có yêu cầu) để người dân gửi đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

- Trong quá trình tiếp người tố cáo, người tiếp công dân phải giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích người tố cáo trừ khi người tố cáo đồng ý công khai; không được tiết lộ những thông tin có hại cho người tố cáo; nếu thấy cần thiết hoặc khi người tố cáo yêu cầu thì người tiếp công dân áp dụng những biện pháp cần thiết hoặc kiến nghị áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo.

Bước 4. Tiếp nhận đơn, thông tin, tài liệu, bằng chứng do công dân cung cấp:

 - Nếu người khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị cung cấp đầy đủ các tài liệu nêu trên thì người tiếp công dân viết biên nhận tiếp nhận đơn.

- Nếu người khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị chưa cung cấp đầy đủ các tài liệu nêu trên thì công chức tiếp công dân yêu cầu người dân bổ sung đầy đủ, sau đó mới tiếp nhận đơn và tài liệu kèm theo. Việc yêu cầu công dân bổ sung tài liệu chỉ thực hiện một lần.

Ghi chú: Biên nhận lập thành 02 bản, 01 bản cho người khiếu nại, 01 bản Ban Tiếp công dân lưu. Trường hợp  nhận đơn tố cáo thì công chức tiếp công dân làm Giấy biên nhận được lập thành 03 bản, 01 bản giao cho người tố cáo, 01 bản lưu vào hồ sơ, 01 Ban Tiếp công dân lưu.

Bước 5. Người tiếp công dân được quyền từ chối tiếp khi công dân vi phạm các quy định tại Điều 9 Luật tiếp công dân nhưng phải giải thích cho công dân được biết lý do từ chối tiếp.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở Ban Tiếp công dân – Ủy ban nhân dân quận.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Đơn thư hành chính.

- Hồ sơ tài liệu kèm theo (nếu có)

b) Số lượng hồ sơ:   01 (bộ)

1.4. Thời hạn giải quyết: Không quá trong ngày

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, Tổ chức

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân quận

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):  Ban Tiếp công dân

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban Tiếp công dân

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): không.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: văn bản hành chính.

1.8. Lệ phí (nếu có): Không có

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn khiếu nại (M01)

- Danh mục tài liệu kèm theo đơn khiếu nại.

1.10. Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính: Không có

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

* Luật Tiếp Công dân năm 2013, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/ 2014.

* Luật Khiếu nại năm 2011, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2012.

* Luật Tố cáo năm 2011, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2012.

* Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Tiếp công dân năm 2013. Có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2014.

* Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 3/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khiếu nại.

* Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tố cáo.

* Thông tư 06/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 quy định quy trình tiếp công dân.

* Thông tư 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh.

* Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 18/4/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Quy trình về tiếp công dân và xử lý đơn, khiếu nại, tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

* Quyết định số 28/2015/QĐ-UBND ngày 08/6/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành quy trình phối hợp xử lý và giải quyết việc nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.


     

 
Các Khiếu nại - Tố cáo đã đưa
   Khiếu nại tố cáo (10:21 - 25/06/2015)

Xem bài viết theo ngày
RadDatePicker
Open the calendar popup.