TIN TỨC & SỰ KIỆN * Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

|

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Bác Hồ với tiếng Anh

Qua tiếng Pháp, Bác học thêm tiếng Anh.
 
NN

    - Tại sao đi Anh?

    Bác nói là để đi học tiếng Anh.

    Bác sang Anh có nhiều mục đích, nhưng chắc chắn cũng là để học thêm một thứ tiếng nước ngoài ở ngay trên đất nước nói tiếng đó. Bác muốn học được nhanh hơn, thuận lợi hơn nên sang Anh để có một môi trường tiếng Anh tốt hơn là ở trên đất Pháo. Tất nhiên, vẫn phải vừa làm vừa học. Ngày nay, đường phố Hây-ma-kít lớn rộng giữa thủ đô Luân Đôn còn ghi dấu vết tiệm ăn khách sạn Các-lơ-tơn (Carlton Hotel), nơi khoảng năm 1914 Bác đã làm phụ bếp ở đấy, khách sạn lớn nhất nước Anh hồi bấy giờ có ông vua bếp nổi tiếng là Ét-cốp-phi-e được huân chương vinh dự. Cũng làm ở tiệm này có ông Nam, người đồng hương với Bác.

    - Ai đưa anh đến đây, đến nước Anh?

    - Tôi đến đây một mình để học tiếng Anh.

    - Hay đấy, nhưng tiếng Anh rất khó học. Đã hai mươi năm tôi ở thành phố này mà không biết hơn ngoài hai chữ Yes và No (vâng và không).

    - Phải học chứ. Chúng ta sẽ cùng nhau học.

    Trước khi đến khách sạn này, Bác đã đi làm công việc đốt lò. “Ở đây thật đáng sợ” vì luôn luôn ở trong cảnh “tranh tối, tranh sáng”, vì “trong hầm hết sức nóng, ngoài trời hết sức rét”. Không đủ quần áo nên Bác bị cảm, phải nghỉ việc luôn hai tuần. Khi Bác trả tiền thuê phòng, tiền bơ, bánh mì và tiền “sáu bài học chữ Anh” rồi, trong túi chỉ còn vẻn vẹn có sáu hào rưỡi! Bác đã phải “thắt lưng buộc bụng” để học tiếng Anh trong một hoàn cảnh khó khăn như thế đấy!

    Thường ngày, Bác phải làm từ 8 đến 12 giờ, chiều từ 5 đến 10 giờ. Phương tiện học là vài quyển sách và một cây bút chì. Sớm chiều, Bác đến ngồi vườn hoa Hay-đơ, nơi có nhiều cây to, cột đèn cổ xưa để học. Vườn hoa Hay-đơ (Hyde Park) là nơi mít tinh thị uy của nhân dân lao động ở Luân Đôn. Thật là một cuộc “gặp gỡ” kỳ thú! Trước kia, Lênin và Cơ-rúp-skai-a cũng đã học tiếng Anh ở vườn hoa này! Có lần, khi đến thăm một lớp học, Bác nói rằng học tiếng nước ngoài phải kiên nhẫn, vượt khó, có lúc Bác phải ra vườn hoa Hay-đơ học vì “ở đấy lạnh không buồn ngủ”.

    Quả là như vậy, một ngày làm đến 9,10 tiếng vất vả, ăn mặc thiếu thốn, tiếng Anh học đã khó lại thêm phương tiện, điều kiện chẳng có gì. Bác phải tự học, không thầy, không bạn, không trường, không lớp. Do đó, Bác phải tìm một chỗ học thuận lợi hơn, giúp thêm cho nghị lực quyết tâm và điều kiện học của mình. Đó là điều bình thường thôi. Dĩ nhiên, “hàng tuần, vào ngày nghỉ”, Bác vẫn đi học tiếng Anh với một giáo sư người Ý.

    Ở Anh không lâu, thời gian học cũng ngắn, thế nhưng trình độ tiếng Anh của Bác chẳng thua kém gì mấy so với tiếng Hán và tiếng Pháp là những thứ tiếng thành thạo của Bác, Bác học tiếng Anh chủ yếu trong thời gian này. Trong tờ báo “Phong trào”, số tháng 10 năm 1969, Rơ-nê Đi-pét có viết rằng: Trên đường đi tìm hiểu thế giới, ở mỗi nơi tàu dừng lại, “đối với anh Ba, đều là một trường đại học”, ở đó anh đã trực tiếp thu lượm được những hiểu biết về sự tàn bạo của bọn tư bản. Tuy vậy, Bác cảm thấy cần phải mở rộng kiến thức của mình bằng sách vở.

    Ở Luân Đôn


     

 
Các Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã đưa
   Những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức đối với Thanh, thiếu niên, nhi đồng (09:17 - 25/06/2009)
   Những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức đối với Bộ đội, Công an (07:50 - 22/06/2009)
   Những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức đối với đội ngũ trí thức (10:01 - 07/06/2009)
   Những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức đối với giai cấp nông dân (08:45 - 04/06/2009)
   Bác Hồ với tiếng Pháp (13:27 - 28/05/2009)
   Bác Hồ với việc học tập và sử dụng tiếng nước ngoài (07:38 - 22/05/2009)
   Bác Hồ chứ còn ai (07:55 - 18/05/2009)
   Ba lần được gặp Bác Hồ (07:08 - 17/05/2009)
   Các em sạch và ngoan thật! (07:07 - 17/05/2009)
   Bác Hồ với Trung thu độc lập đầu tiên (08:23 - 06/05/2009)

Xem bài viết theo ngày
RadDatePicker
Open the calendar popup.