GIỚI THIỆU * Tổng quan địa lý - lịch sử * Địa điểm tham quan

|

What to Do

Mộ ông Thiện Nhân Trịnh Hưng Kim

Hẻm số 214, đường Nguyễn Trãi, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1. Mộ ông Trịnh Hưng Kim có kiến trúc đặc biệt, với nấm mộ kiểu nhà tường hồi bít đốc, với hình thức mộ uy nghi cùng các tư liệu Hán văn hiện tồn… ngôi mộ để lại nhiều giá trị. Loại hình vật liệu xây dựng nên ngôi mộ là loại chất liệu hợp chất cổ, đây là loại chất liệu đặc thù với độ bền vững cao và mang tính lịch sử của một thời kỳ mà con người nơi đây sử dụng...

 

Mộ ông Thiện Nhân Trịnh Hưng Kim, người huyện Trường Lạc, phủ Phúc Châu, Trung Quốc nằm giữa các khối nhà của các hộ dân trong khu phố. Ngôi mộ được xây dựng bằng chất liệu cổ truyền (còn gọi hợp chất, hợp chất ô dước, hay ô dước) với trung tâm là nấm mộ có hình dáng mô phỏng một ngôi từ đường nhỏ. Theo văn bia trên mộ, ngôi mộ được người vợ cả của ông xây dựng vào Quý Đông (tháng Chạp) năm Quý Sửu (năm 1853).

Hiện nay, ngoài tài liệu trên bia mộ tại ngôi mộ nói trên hiện chưa có một tài liệu nào nói về thân thế, cuộc đời của Thiện Nhân Trịnh Hưng Kim – chủ nhân của ngôi mộ.

Kiến trúc của ngôi mộ hiện nay không còn nguyên vẹn như buổi đầu xây dựng. Kiến trúc của nấm mộ rộng 2m, dài 3,1m và cao 2,15m được đúc đổ hợp chất nguyên khối giống với kiểu nhà “tường hồi bít đốc” hai gian mà gian trước, chính là nhà bia, được kiến thiết theo kiểu nhà một gian hai chái tương ứng với hai mạn bên của nhà bia có hai ô cửa giả cao, đỉnh mái cong vòm, chán bia rộng 0,6m.

Mộ ông Trịnh Hưng Kim có kiến trúc đặc biệt, với nấm mộ kiểu nhà tường hồi bít đốc, với hình thức mộ uy nghi cùng các tư liệu Hán văn hiện tồn… ngôi mộ để lại nhiều giá trị. Loại hình vật liệu xây dựng nên ngôi mộ là loại chất liệu hợp chất cổ, đây là loại chất liệu đặc thù với độ bền vững cao và mang tính lịch sử của một thời kỳ mà con người nơi đây sử dụng, ngày nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa giải mã được đầy đủ, vì vậy rất cần xếp hạng bảo tồn để làm tư liệu. Hiện nay, Trung tâm Bảo tồn di tích Lịch sử – Văn hóa thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa ngôi mộ vào danh sách các công trình địa điểm cần được bảo tồn, xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật.



     

 
Các What to Do đã đưa
   Nữ tu viện (18:17 - 02/10/2015)
   Bia Khám lớn Sài Gòn (18:17 - 02/10/2015)
   Hội quán Quảng Triệu (Miếu Thiên Hậu) (18:16 - 02/10/2015)
   Đình Nhơn Hòa (18:16 - 02/10/2015)
   Điện Ngọc Hoàng (18:16 - 02/10/2015)
   Đền SRI THENDAYUTHAPANI (18:16 - 02/10/2015)
   Đền thờ Hùng Vương (18:16 - 02/10/2015)
   Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh (18:16 - 02/10/2015)
   Bảo tàng lịch sử (18:16 - 02/10/2015)
   Cụm tượng đài Bưu điện thành phố (18:16 - 02/10/2015)

Xem bài viết theo ngày
RadDatePicker
Open the calendar popup.