THỦ TỤC HÀNH CHÍNH * Tư pháp

|

Tư pháp

Thủ tục giải quyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường

 

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Gửi đơn yêu cầu bồi thường

Khi nhận được văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ, người bị thiệt hại gửi hồ sơ yêu cầu bồi thường trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan có trách nhiệm bồi thường (là cơ quan hành chính trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại theo quy định tại Điều 14 Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước), từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ) và sáng thứ bảy (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút).

- Bước 2: Thụ lý đơn yêu cầu bồi thường

  * Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: Công chức tiếp nhận hồ sơ cấp giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ: Công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người nộp hồ sơ bổ sung hồ sơ theo quy định.

* Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, công chức tiếp nhận hồ sơ chuyển hồ sơ để giải quyết theo quy định. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ: Công chức tiếp nhận hồ sơ có thư mời người có tên trong đơn đến cơ quan để hướng dẫn bổ sung hồ sơ theo quy định.

  + Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn và các giấy tờ hợp lệ, nếu xác định yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm giải quyết của mình thì cơ quan đã nhận hồ sơ phải thụ lý và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý đơn cho người yêu cầu bồi thường. Trường hợp cơ quan nhận đơn cho rằng vụ việc không thuộc trách nhiệm giải quyết của mình thì phải trả lại hồ sơ và hướng dẫn người yêu cầu bồi thường gửi đơn đến cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường để được xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường.

- Bước 3: Xác minh thiệt hại

  + Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường, cơ quan có trách nhiệm bồi thường tiến hành việc xác minh thiệt hại để làm căn cứ xác định mức bồi thường.

+ Thời hạn xác minh thiệt hại là 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường; trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn xác minh có thể kéo dài nhưng không quá 40 ngày.

- Bước 4: Thương lượng việc bồi thường.

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại, cơ quan có trách nhiệm bồi thường tiến hành thương lượng với người bị thiệt hại.

+ Thời hạn thực hiện việc thương lượng là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại; trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng có thể kéo dài thêm nhưng không quá 45 ngày.

+ Việc thương lượng phải lập thành biên bản, có chữ ký của các bên và được gửi cho người bị thiệt hại một bản ngay sau khi kết thúc thương lượng.

+ Trường hợp hết thời hạn thương lượng mà người bị thiệt hại không ký vào biên bản thương lượng thì phải có chữ ký của những người tham gia thương lượng khác về việc người bị thiệt hại cố ý không ký văn bản. Biên bản này là cơ sở để quyết định giải quyết bồi thường.

- Bước 5: Ban hành quyết định giải quyết bồi thường.

  Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc việc thương lượng, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải ban hành quyết định giải quyết bồi thường.

  Quyết định giải quyết bồi thường phải được gửi cho người bị thiệt hại, cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan có trách nhiệm bồi thường và người thi hành công vụ gây ra thiệt hại. Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định, trừ trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý và khởi kiện ra Toà án.

  b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc thông qua đường bưu điện.

          c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

          - Thành phần hồ sơ:

  + Đơn yêu cầu bồi thường (theo mẫu);

  + Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ (bản photocopy và mang theo bản chính để đối chiếu nếu người bị thiệt hại trực tiếp gửi hồ sơ yêu cầu bồi thường; bản sao có chứng thực nếu người bị thiệt hại gửi hồ sơ yêu cầu bồi thường thông qua đường bưu điện), là một trong các văn bản sau đây:

·          Quyết định thu hồi, hủy bỏ, thay thế, sửa đổi quyết định hành chính do quyết định đó được ban hành trái pháp luật;

·          Quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại;

·          Kết luận nội dung tố cáo của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo;

·          Kết luận thanh tra giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về thanh tra;

·          Bản án, quyết định của Tòa án về giải quyết vụ án hành chính đã có hiệu lực pháp luật;

·          Bản án, quyết định của Tòa án về việc giải quyết vụ án dân sự đã có hiệu lực pháp luật tuyên hủy quyết định hành chính;

·          Bản án, quyết định của Tòa án về việc giải quyết vụ án hình sự xác định người thi hành công vụ có hành vi phạm tội trong khi thi hành công vụ mà tại Bản án, quyết định đó chưa xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội của người thi hành công vụ gây ra trong khi thi hành công vụ.

  * Trường hợp người yêu cầu bồi thường là người đại diện theo ủy quyền của người bị thiệt hại: Giấy ủy quyền yêu cầu bồi thường hợp pháp, (bản photocopy và mang theo bản chính để đối chiếu nếu người bị thiệt hại trực tiếp gửi hồ sơ yêu cầu bồi thường; bản sao có chứng thực nếu người bị thiệt hại gửi hồ sơ yêu cầu bồi thường thông qua đường bưu điện);

  * Trường hợp người bị thiệt hại chết mà người thừa kế của người bị thiệt hại gửi đơn yêu cầu bồi thường thì còn phải có các tài liệu (bản photocopy và mang theo bản chính để đối chiếu nếu người thừa kế của người bị thiệt hại trực tiếp gửi hồ sơ yêu cầu bồi thường; bản sao có chứng thực nếu người thừa kế của người bị thiệt hại gửi hồ sơ yêu cầu bồi thường thông qua đường bưu điện) sau đây:

·          Di chúc của người bị thiệt hại hoặc văn bản hợp pháp khác chứng minh quyền thừa kế của người yêu cầu bồi thường;

·          Văn bản ủy quyền hợp pháp về cử một người trong những người thừa kế hoặc cử người khác không phải là người thừa kế làm người đại diện cho những người thừa kế của người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường, trong trường hợp người bị thiệt hại có nhiều người thừa kế;

·          Chứng minh thư nhân dân và các loại giấy tờ chứng minh quan hệ của họ đối với người bị thiệt hại như: hộ khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, giấy khai sinh của người yêu cầu bồi thường… hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người bị thiệt làm việc xác nhận người bị thiệt hại là nhân thân của người yêu cầu bồi thường.

  + Tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết:

  + Thụ lý đơn: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn và các giấy tờ hợp lệ;

+ Xác minh thiệt hại: Thời hạn xác minh thiệt hại là 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường; trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn xác minh thiệt hại có thể kéo dài nhưng không quá 40 ngày;

  + Thương lượng bồi thường: Thời hạn thực hiện việc thương lượng là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại; trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày;

  + Quyết định giải quyết bồi thường: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc việc thương lượng. Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định, trừ trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý và khởi kiện ra Toà án.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, tổn thất về tinh thần.

e) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan có trách nhiệm bồi thường.

  g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định giải quyết bồi thường hoặc văn bản từ chối, có nêu rõ lý do.

  h) Lệ phí: Không.

  i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu đơn yêu cầu bồi thường (Mẫu số 01a hoặc 01b hoặc 01c ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 18/2015/TTLT-BTP-BTC-TTCP);

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính:

  + Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật; văn bản này đã có hiệu lực thi hành;

  + Hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 13 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Cụ thể:

·  Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

·  Áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính;

·  Áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc và biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính khác;

·  Áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người vào trường giáo dưỡng, đưa người vào cơ sở giáo dục hoặc đưa người vào cơ sở chữa bệnh;

·  Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép;

·  Áp dụng thuế, phí, lệ phí; thu thuế, phí, lệ phí; truy thu thuế; thu tiền sử dụng đất;

·  Áp dụng thủ tục hải quan;

·  Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

·  Ban hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;

·  Cấp văn bằng bảo hộ cho người không đủ điều kiện được cấp văn bằng bảo hộ; cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng sở hữu công nghiệp không đủ điều kiện được cấp văn bằng bảo hộ; ra quyết định chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ;

·  Không cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép, văn bằng bảo hộ cho đối tượng có đủ điều kiện;

·  Các trường hợp được bồi thường khác do pháp luật quy định.

          + Có thiệt hại thực tế xảy ra;

          + Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.

- Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại; trường hợp người bị thiệt hại cũng có một phần lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì Nhà nước chỉ bồi thường phần thiệt sau khi trừ đi phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người bị thiệt hại gây ra . Việc xác định thiệt hại được bồi thường sau khi trừ đi phần thiệt do lỗi của người bị thiệt hại gây ra được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

          - Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước số 35/2009/QH12 ngày 18/6/2009 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2010);

- Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03/3/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/04/2010).

          - Thông tư liên tịch số 18/2015/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 14/12/2015 của Bộ Tư pháp-Bộ Tài chính-Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/01/2016).


 

Mu số 01a (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 18/2015/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 14/12/2015 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN YÊU CẦU BỒI THƯỜNG
i với cá nhân bị thiệt hại)

Kính gửi: …………………… (Tên cơ quan có trách nhiệm bồi thường)

Tên tôi là: …………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………

Căn cứ (nêu tên văn bản quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 18/2015/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 14/12/2015 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ), tôi đề nghị Quý cơ quan xem xét, giải quyết bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, bao gồm các khoản sau:

1. Yêu cầu thu thập văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ

(Trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ nhưng người bị thiệt hại không có khả năng cung cấp văn bản đó).

2. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (nếu có)

Tên tài sản: ………………………………………………………………………………………

Đặc điểm của tài sản (hình dáng, màu sắc, kích thước, công dụng, năm sản xuất, xuất xứ tài sản, nơi mua tài sản…):…………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Tình trạng tài sản (bị phát mại, bị mất, bị hư hỏng): ………………………………………….

Giá trị tài sản khi mua: ……………………………………………………………………………

Giá trị tài sản khi bị xâm phạm: …………………………………………………………………

Thiệt hại do việc không sử dụng, khai thác tài sản (nếu có): ………………………………..

(Kèm theo tài liệu chứng minh về tài sản nêu trên nếu có)

Mức yêu cầu bồi thường: …………………………………………………………………………

3. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút (nếu có)

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

(Kèm theo tài liệu chứng minh thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút)

4. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần (nếu có)

a) Trường hợp bị tạm giữ, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh

Số ngày bị tạm giữ / bị đưa vào trường giáo dưỡng / cơ sở giáo dục / cơ sở chữa bệnh (từ ngày ……………………… đến ngày ……………): ……………………… ngày.

Số tiền yêu cầu bồi thường:…………………………………………………………………….

b) Trường hợp sức khỏe bị xâm phạm

Mức độ sức khỏe bị tn hại: ……………………………………………………………………

Số tiền yêu cầu bồi thường: ……………………………………………………………………

5. Thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khỏe (nếu có)

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút, bao gồm: ……………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………

(Kèm theo hồ sơ bệnh án, hóa đơn, chứng từ, xác nhận liên quan đến các chi phí trên).

b) Chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị (nếu có): …………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

(Kèm theo giấy tờ chứng minh những khoản tiền trên)

c) Trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động

- Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại (nếu có): …………

………………………………………………………………………………………………………

- Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (nếu có):

………………………………………………………………………………………………………

(Kèm theo giấy tờ chứng minh những khoản tiền trên)

6. Tổng cộng số tiền đề nghị bồi thường

………………………………………………………………………………………………………

Đề nghị Quý Cơ quan xem xét, giải quyết bồi thường cho Tôi về những thiệt hại trên theo quy định của pháp luật./.

 

 

….. ngày …. tháng …. năm …..
Người yêu cầu bồi thường
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 01b (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 18/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 14/12/2015 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

 ĐƠN YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
(đối với trường hợp người bị thiệt hại chết)

Kính gửi: ……………………… (Tên cơ quan có trách nhiệm bồi thường)

Tên tôi là: .........................................................................................................................

Địa chỉ: .............................................................................................................................

Là: …………….. (Ghi rõ quan hệ với người bị thiệt hại là: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, người trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại, người được người bị thiệt hại trực tiếp nuôi dưỡng).

Được sự ủy quyền của những người sau (nếu có):

............................................................................................................................................

Căn cứ (nêu tên văn bản quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 18/2015/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 14/12/2015 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ), tôi đề nghị Quý cơ quan xem xét, giải quyết bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, bao gồm các khoản sau:

1. Yêu cầu thu thập văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ

(Trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ nhưng người bị thiệt hại không có khả năng cung cấp văn bản đó).

2. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần ………………………………………………………..

...............................................................................................................................

3. Chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết (nếu có) ....................................................................................................................

...............................................................................................................................………

(Kèm theo hồ sơ bệnh án, hóa đơn, chứng từ, xác nhận liên quan đến các chi phí trên)

4. Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (nếu có) ……………………………………………………………………

(Kèm theo giấy tờ chứng minh những khoản tiền cấp dưỡng trên)

5. Chi phí mai táng ..........................................................................................................

...........................................................................................................................................

(Kèm theo giấy chứng tử)

6. Tổng cộng số tiền đề nghị bồi thường .....................................................................

...............................................................................................................................

Đề nghị Quý Cơ quan xem xét, giải quyết bồi thường cho Tôi theo quy định của pháp luật.

 

Xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn
(Về mối quan hệ giữa người yêu cầu bồi thường và người bị thiệt hại đã chết)
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

…….. ngày … tháng … năm ……
Người yêu cầu bồi thường
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 01c (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 18/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 14/12/2015 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

 ĐƠN YÊU CẦU BỒI THƯỜNG
(đối với tổ chức bị thiệt hại)

Kính gửi: ……………………… (Tên cơ quan có trách nhiệm bồi thường)

Tên tổ chức: ......................................................................................................................

Địa chỉ: ..............................................................................................................................

Căn cứ (nêu tên văn bản quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 18/2015/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 14/12/2015 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ), tôi đề nghị Quý cơ quan xem xét, giải quyết bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, bao gồm các khoản sau:

1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (nếu có)

Tên tài sản: .........................................................................................................

Đặc điểm của tài sản (hình dáng, màu sắc, kích thước, công dụng, năm sản xuất, xuất xứ tài sản, nơi mua tài sản …):

.............................................................................................................................

Tình trạng tài sản (bị phát mại, bị mất, bị hư hỏng): ...........................................

Giá trị tài sản khi mua: ...................................................................................................

Giá trị tài sản khi bị xâm phạm: .....................................................................................

Thiệt hại do việc không sử dụng, khai thác tài sản (nếu có): ........................................

.......................................................................................................................................

(Kèm theo tài liệu chứng minh về tài sản nêu trên nếu có)

Mức yêu cầu bồi thường: ..............................................................................................

2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút (nếu có)

.......................................................................................................................................

(Kèm theo tài liệu chứng minh thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút)

3. Tổng cộng số tiền đề nghị bồi thường .................................................................

Đề nghị Quý Cơ quan xem xét, giải quyết bồi thường về những thiệt hại trên theo quy định của pháp luật./.

 

 

…….. ngày … tháng … năm ……
Thủ trưởng cơ quan/đơn vị
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

     

 
Các Tư pháp đã đưa
   Thủ tục Cấp bản sao từ sổ gốc (11:26 - 27/04/2017)
   Thủ tục Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản (thủ tục này cũng được áp dụng trong trường hợp chứng thực điểm chỉ khi người yêu cầu chứng thực chữ ký không ký được và trường hợp người yêu cầu chứng thực không thể ký, điểm chỉ được) (11:26 - 27/04/2017)
   Thủ tục Chứng thực chữ ký người dịch là cộng tác viên của Phòng Tư pháp (11:26 - 27/04/2017)
   Thủ tục Chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch (11:26 - 27/04/2017)
   Thủ tục Cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực (11:26 - 27/04/2017)
   Thủ tục thực hiện hỗ trợ khi hòa giải viên gặp tai nạn hoặc rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải (11:26 - 27/04/2017)
   Thủ tục Công nhận Báo cáo viên pháp luật (11:26 - 27/04/2017)
   Thủ tục cấp và chi trả tiền bồi thường (11:25 - 27/04/2017)
   Thủ tục trả lại tài sản (11:25 - 27/04/2017)
   Thủ tục Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài (11:59 - 25/04/2017)

Xem bài viết theo ngày
RadDatePicker
Open the calendar popup.