TIN TỨC & SỰ KIỆN * Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

|

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Bác Hồ với tiếng Nga

"Ông Nguyễn được dẫn đến khách sạn Quốc tế (…), ông Nguyễn rất bằng lòng được ở một căn phòng rộng rãi, ăn uống đầy đủ, sách báo không thiếu”.
 
NN

    Ông Nguyễn bắt đầu học tiếng Nga.

    Hai ngày sau, một người Pháp trẻ tuổi, Pôn, đến tìm ông Nguyễn. Đây là một người bạn thân của ông Nguyễn (…).

    - Anh đấy ư? - Pôn hỏi.

    - Vâng, tôi đây – ông Nguyễn trả lời.

    - Anh làm thế nào mà đến đây được?

    - Như thường lệ thôi, bằng cách bí mật.

    - Anh đến đây vào lúc đang buồn. Lênin vĩ đại vừa mới mất (…). Anh thấy xứ này thế nào?

    - Tôi thấy rất rét. Ngoài ra không biết chuyện gì khác, vì tôi đã hứa với người cán bộ là không ra khỏi khách sạn.

    - A! Đúng thế, ở đây rất nghiêm ngặt, vì có nhiều do thám ngoại quốc tìm cách lọt vào nước này.

    - Còn anh Pôn, anh làm gì ở đây?

    - Suýt nữa tôi quên nói cho anh biết nhiệm vụ của tôi. Chính bác Ca-sanh đã bảo tôi đến đây xem có đúng anh không, và đưa anh đến Mạc Tư Khoa.

    - Thế thì chúng ta đi ngay, Tôi không muốn mất nhiều thì giờ ở khách sạn này, mặc dầu thịt rán và thuốc lá rất ngon.

    - Gavaris po ruski? (Anh biết nói tiếng Nga rồi sao?)

    - Đa! (vâng)”.    

Qua một số câu đối thoại trên đây, ta thấy Bác bắt đầu học tiếng Nga lúc mới đặt chân lên đất nước Liên Xô, đất nước của Lênin vĩ đại. Trải qua bao nhiêu nguy hiểm, gian lao, đến khách sạn sang trọng này bình thường ra mà nói, người ta phải nghỉ ngơi một thời gian, thế nhưng Bác đã tranh thủ học tiếng Nga ngay. Và chỉ trong một thời gian ngắn, Bác đã nghe và nói được một số câu thường dùng trong đời sống hàng ngày. Đó là một điều làm anh bạn thân của Bác phải ngạc nhiên. Cũng với tinh thần ham học hỏi đó, mà trước sau trong khoảng 5 năm ở Liên Xô, Bác đã có thể nắm được khá thành thạo thứ tiếng thuộc dòng Sla-vơ này, thứ tiếng mà có lần Bác nói là “khó đọc lắm!”. Ta hiểu rằng tiếng Nga là một thứ tiếng khác xa với tiếng Việt, Hán và cả tiếng Anh, Pháp nữa. Nói chung chẳng có gì gần gũi với tiếng Việt. Có người đã nói vui rằng: học xong sáu cách* thì có một cách thứ bảy nữa là “cách chuồn!” để chỉ những ai đó học tiếng Nga không bền bỉ, thiếu quyết tâm. Nếu cố gắng thì mọi khó khăn đều có thể vượt qua được.

    Anh hùng lao động Đỗ Chanh, người vinh dự được gặp Bác đã kể lại rằng:

    Cuối tháng 4 năm 1956, khi kết thúc khóa học, anh chị em lớp cán bộ công nghiệp sắp đi thực tập ở nước ngoài vào thăm Bác. Bác hỏi lớp bao nhiêu người, có khỏe không, vui không…

    - Các cô, các chú đi Liên Xô thì có được học tiếng Nga không?

    - Có ạ.

    - Học mấy tháng?

&nb


     

 
Các Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã đưa
   Những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức đối với các tầng lớp khác nhau trong nhân dân (10:28 - 03/07/2009)
   Những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức đối với Phụ lão (14:44 - 29/06/2009)
   Những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức đối với Phụ nữ (14:43 - 29/06/2009)
   Bác Hồ với tiếng Anh (14:43 - 29/06/2009)
   Những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức đối với Thanh, thiếu niên, nhi đồng (09:17 - 25/06/2009)
   Những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức đối với Bộ đội, Công an (07:50 - 22/06/2009)
   Những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức đối với đội ngũ trí thức (10:01 - 07/06/2009)
   Những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức đối với giai cấp nông dân (08:45 - 04/06/2009)
   Bác Hồ với tiếng Pháp (13:27 - 28/05/2009)
   Bác Hồ với việc học tập và sử dụng tiếng nước ngoài (07:38 - 22/05/2009)

Xem bài viết theo ngày
RadDatePicker
Open the calendar popup.